Tìm hiểu bảng đơn vị đo khối lượng và cách chuyển đổi
(GMT+7)
Bảng đơn vị đo khối lượng là một kiến thức cơ bản trong toán học THCS. Đặc biệt các cách chuyển đổi đơn vị khối lượng nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài phân tích sau đây của tyso.info.
Đơn vị đo khối lượng là gì?
Trước khi tìm hiểu bằng đơn vị đo khối lượng chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm khối lượng là gì? Trong tiếng Anh khối lượng được hiểu là Mass. Khối lượng được hiểu là một lượng vậy chất được chứa trong vật mà chúng ta có thể cân, đong, đo, đếm được. Thông thường để xác định được khối lượng của vật thì người ta sẽ sử dụng cân để đo lường. Ví dụ như một đồ vật có khối lượng là 200kg thì 200 chính là giá trị khối lượng của kiện hàng đó. Còn kg chính là đơn vị đo khối lượng cơ bản của kiện hàng hóa.
Như vậy đơn vị đo cân nặng là một đơn vị dùng để xác định độ nặng nhẹ của một vật thể. Tùy theo kích thước của từng vật mà chúng ta có thể xác định được khối lượng phù hợp.
– Khối lượng của một số vật thể tương đối lớn nên người ta sẽ sử dụng các đơn khi khối lượng như tạ hoặc tấn để nói về khối lượng của nó.
Bảng đơn vị khối lượng
Lớn hơn kg | kg | Bé hơn kg | ||||
tấn | tạ | yến | kg | hg | dag | g |
1 tấn
= 10 tạ =1000kg |
1 tạ
=10 yến =100kg =1/10 tấn |
1 yến
=10kg
= 1/10 tạ |
1kg
= 10hg =1000g =1/10 yến |
1hg
=10dag =100g =1/10kg |
1dag
=10g
=1/10hg |
1g
=1/10dag |
Trong đó ta có:
Tấn được xác định là đơn vị đo cân nặng lớn nhất trong bằng đơn vị khối lượng cơ bản được áp dụng tại Việt Nam.
Tạ là đơn vị đo đứng thứ 2 chỉ xếp sau tấn.
Yến chính là đơn vị khối lượng lớn thứ 3,lớn hơn kilôgam nhưng nhỏ hơn đơn vị tạ.
Kilôgam là đơn vị đo cân nặng trung tâm trong bảng khối lượng.
Đơn vị Héc Tô Gam được kí hiệu là Hg đứng sau số chỉ khối lượng vật.
Đơn vị Đề ca gam được kí hiệu là Dag đứng sau số khối lượng của vật.
Gam là một đơn vị đo cân nặng cơ bản nhất, thông thường chúng sẽ được viết tắt “g” hay “gr” đứng sau số cân nặng. Tại Việt Nam, gam còn được gọi với tên khác là lạng.
Trong thực tế, một số vật thể có câng nặng lên đến hàng nghìn kilôgam, người ta thường sẽ thay đổi sử dụng các đơn vị khối lượng: yến, tạ và tấn để để xác đinh khối lượng được dễ dàng hơn.
Cách đổi các đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất
Khi áp dụng cách đổi đơn vị đo cân nặng thì bạn cần phải tuân thủ quy tắc 2 đơn vị cân nặng liền nhau thường hơn kém nhau 10 đơn vị.
Ví dụ: Quy đổi 1 tấn = 10 tạ = 100 yến.
Đặc biệt bạn cần phải lưu ý khi đổi đơn vị khối lượng nhỏ hơn sang đơn vị khối lượng lớn hơn thì chúng sẽ kém nhau 1/10 đơn vị đứng ngay liền kề trước nó.
Ví dụ: bạn có thể thực hiện quy đổi 1 tạ = 0.1 tấn, 1 dag = 0.1 hg.
Như vậy chúng ta có thể áp dụng công thức chuyển đổi đơn vị khối lượng cơ bản như sau:
Cách đổi từ đơn vị lớn – đơn vị nhỏ liền kề thì nhân số đo với 10.
Cách đổi từ đơn vị bé – đơn vị lớn liền kề thì chia số đó cho 10.
Xem thêm: Tìm hiểu 1 mẫu bằng bao nhiêu m2 chuẩn xác nhất
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu bảng đơn vị đo khối lượng. Hy vọng những thông tin kiến thức mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.